KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM CHUYÊN XÂY NHÀ PHẦN THÔ, XÂY NHÀ TRỌN GÓI, SỬA NHÀ TRỌN GÓI GIÁ RẺ TPHCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN. GIÁ THÔ 3.100.000 VND/M2 ĐẾN 3.500.000 VND/M2 - GIÁ TRỌN GÓI 4.500.000 VND/M2 ĐẾN 6.500.000 VND/M2

Các loại móng nhà 1 trệt 1 lầu trong xây dựng mà chủ nhà nên biết

Kết cấu móng nhà 1 trệt 1 lầu (2 tầng) nên sử dụng loại móng nhà nào hay các loại móng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay là những câu hỏi liên quan đến quá trình thi công xây dựng nhà, biệt thự 2 tầng được nhiều gia chủ quan tâm.

Bạn cũng biết rằng, một ngôi nhà chất lượng, an toàn thì móng nhà như thế nào luôn được xem xét đầu tiên. Vì thế nếu bạn đang phân vân những điều trên hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm >>>> Thi công móng cho nhà có sàn vượt nhịp ngang 8m

I. Tầm quan trọng của móng nhà 1 trệt 1 lầu

  • Móng nhà là bộ phận nằm ngầm dưới mặt đất và là bộ phận cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nhà ở. Đây cũng chính là bộ phận quan trọng chịu tải trọng của công trình dựa vào các yếu tố như: tính chất của đất nền, độ cao và tải trọng của công trình mà người ta tính toán độ sâu của nền móng so với mặt đất. Công đoạn thi công móng được xem là bước đầu tiên quyết định đến chất lượng tuổi thọ của công trình nhà ở 2 tầng hình thành trong tương lại.
  • Dù là công trình nhà 1 trệt 1 lầu thiết kế đơn giản hay những biệt thự 2 tầng cầu kỳ phức tạp thì cũng cần một móng nhà chắc chắn để đảm bảo ngôi nhà không bị sút lún…

II. Các loại móng nhà 2 tầng phổ biến

Kiến Trúc Xây Dựng TLT xin giới thiệu những loại móng nhà 1 trệt 1 lầu được áp dụng nhiều trong quá trình xây dựng hiện nay nhằm đảm bảo độ chắc chắn, chất lượng an toàn cũng như mang đến một không gian kiến trúc đẹp để quý vị có thể tham khảo.

1. Móng băng nhà 2 tầng

Móng băng là một trong những móng được yêu chuộng nhiều trong thi công xây dựng nhà ở nói chung cũng như nhà 1 trệt 1 lầu nói riêng. Các móng băng nhà 2 tầng có những đặc điểm cũng như ưu điểm như sau:

  • Móng băng nhà 2 tầng là loại móng nhà có hình dạng như một dải dài, hoặc có thể đặt độc lập, giao nhau theo hình chữ thập với các móc nối.
  • Kết cấu móng băng có công dụng dùng để chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong quá trình xây dựng.
  • Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng và bản móng chạy liên tục sẽ kết thành một khối dầm và khối móng
  • Khi xét về độ cứng, tính chất thì móng băng được chia làm 3 loại đó là móng cứng, móng mề hoặc móng kết hợp trong khi đó nếu xét theo phương thì gồm có móng băng một phương và móng băng giao thoa. Để hiểu hơn về khái niệm này bạn có thể tham khảo thêm bài viết về móng nhà.

Ưu điểm móng băng: 

  • Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới.
  • Giảm áp lực lên đáy móng.
  • Móng băng là sự lựa chọn hợp lý trong những trường hợp không thể sử dụng móng đơn.
  • Móng băng phân bố lực, giúp chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột
  • Đối với những công trình quá lớn nhưng được xây dựng trên nề xấu thì móng băng là sự lựa chọn phù hợp nhất.

Nhược điểm móng băng:

  • Móng băng là loại móng nông, chiều sâu móng nhỏ hơn các loại móng khác dẫn đến tính ổn định về lật, trượt móng kém hơn.
  • Lớp đất phía bên trên có sức chịu tải không lớn nên thường sử dụng cho các công trình quy mô nhỏ.
  • Đối với trường hợp mực nước mặt nầm sâu thì thi công móng băng khá phức tạp, cần tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ thi công.
  • Khi thi công trên nền đất địa với chất bùn yếu, không ổn định thì nên sử dụng phương án móng cọc.

2. Móng đơn nhà 2 tầng

  • Móng đơn là loại móng chịu một cột lớn hoặc một chùm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực được sử dụng nhiều trong việc gia cố hoặc thi công xây dựng những công trình có tải trọng nhẹ hoặc tương đối nhẹ nhằm tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Móng đơn có cấu tạo đơn giản, nếu làm bằng gạch thì gồm các lớp chồng xếp lên nhau, còn nếu móng đổ bê tông cốt thép thì sẽ gồm có lớp bê tông lót móng, phần móng, cổ móng và giằng móng.
  • Xét theo tính chất, độ cứng thì móng đơn nhà 2 tầng gồm có móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và nằm riêng lẻ. Loại móng này có nhiều hình dạng kích thước khác nhau như hình tròn, hình vuông và hình chữ nhật. Tùy vào công trình mà hình dáng móng sẽ có những hình dạng phù hợp.

Ưu điểm móng đơn: Móng đơn giúp tiết kiệm chi phí, đối với nhà biệt thự thì móng đơn nằm phía dưới cột trụ.

Nhược điểm: Sử dụng nhiều cho cột nhà dân dụng hoặc công nghiệp. Chỉ nên dùng trong những trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không quá lớn. Khi gặp trường hợp chịu tải trọng lớn cầm mở rộng đáy móng thì phải tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng.

Với mỗi loại móng có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào những địa hình khác nhau mà có lựa chọn các loại móng phù hợp để vừa có kết cấu căn nhà vững chắc vừa tiết kiệm chi phí.

Móng đơn thường được xây dựng trên nền đất phải có độ ổn định và độ cứng tương đối cao. Loại móng này có ưu điểm dễ thi công và có chi phí thấp nên thường được ưu tiện xây dựng trong những nhà đơn giản như nhà cấp 4, 1 tầng, 2 tầng. Đối với những nơi có nền đất yếu thì móng đơn sẽ lựa chọn thích hợp cho việc gia cố nền.

3. Móng cọc nhà 2 tầng

Móng cọc là loại móng sâu, được sử dụng để thi công cho những công trình nhà 1 trệt 1 lầu có tải trọng lớn hoặc những bề mặt đất có điều kiện địa chất yếu, thi công trên sông hay những địa hình phức tạp mà các loại móng nông không thể đáp ứng được.

Móng cọc gồm 2 bộ phận là cọc và đài cọc. Phần cọ sẽ được đóng tại chỗ vào lòng đất, đá và truyền tải trọng của công trình xuống dưới các tầng đất đá sâu hơn. Đài cọc được dùng nhằm liên kết các cóc lại với nhau và phân bổ đều tải tọng công trình lên toàn bọ cọc. Dựa trên mỗi lại đặc điểm, tính chất sẽ có những phân loại như sau.

  • Dựa theo vật liệu làm cọc gồm có các loại như cọc gỗ, cọc tre, cọc bê tông…
  • Dựa theo đặc điểm làm việc thì phân lại cọc thành cọc ma sát và cọc chống.
  • Dựa trên hình dạng của đài dọc, móng cọc thì sẽ được phân loại thành những móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.
  • Còn dựa trên những phương pháp thi công thì bao gồm cọc hạ bằng búa, cọc hạ bằng máy chấn động, cọc hạ bằng phương pháp xối nước….

Ưu điểm móng cọc

  • Cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông từ 30-40% hạ giá thành móng cọc được 35%.
  • Giúp tuổi thọ và độ tin cậy công trình cao.
  • Phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc BTCT cổ điển.
  • Có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn nhờ momen uốn nứt lớn.
  • Chuyển vị khi cuốn cọc nhỏ hơn nhiều lần so với cọc cổ điển đo được ứng lục trước.

Nhược điểm móng cọc:

  • Chiều sâu móng cọc chỉ đạt trung bình khoảng từ 10 đến 60m
  • Tiết diện trung bình thường từ 20X20 đến 45×45 đối với cọc vuông và D25 – D70 cho cọc tròn.
  • Móng cọc thường sử dựng cho công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thường từ 40T- 400T/ 1 cọc.

Móng cọc nhà nhà 1 trệt 1 lầu có nhiều ưu điểm hơn so với những loại móng khác như tiết kiệm chi phí xây dựng, khả năng chịu tải cao và đặc biệt có thể áp dụng những công nghệ tiên tiến để thi công. Tuy nhiên móng cọc thường có chi phí cao hơn so với những loại móng băng, móng đơn.

4. Móng bè nhà 2 tầng

Móng bè hay còn gọi là móng nền được hiểu đó chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào nền đất và giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở bên trên cũng như đảm bảo sự chắc chắn, chất lượng và an toàn cho toàn bộ công trình nhất định.

Loại móng này có nhiều lớp bao gồm một lớp bê tông mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng. Về cơ bản có thể thấy móng bè có đầy đủ những yếu tố kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng.

Ưu điểm móng bè:

  • Sử dụng tốt cho các công trình có lớp địa chất tốt, dày, ổn định.
  • Nhờ móng được chôn nông nên thời gian thi công nhanh, ít tốn chi phí.
  • Sử dụng tốt nhất tại những khu vực có mật độ xây dựng thấp, chịu tác dụng hai chiều khi gần các công trình lân cận.
  • Đặc biệt phù hợp với những công trình nhà 1 trệt 1 lầu, nhà cấp 4… vì chi phí thấp và thời gian thi công nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Dễ bị lún, không đều, lệch, khi bị lún hoặc lệch thì rất khó sửa chữa về vị trí ban đầu do momen đàn hồi kém, giảm tuổi thọ công trình.
  • Chỉ áp dụng với một số địa chất và địa hình nhất định.
  • Chiều sâu đặt móng bè nông nên có thể dẫn đến những tình trạng như độ ổn định do tác động thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lụt… không cao. Vì vậy trước khi bất tay vào thi công xây dựng, chủ đầu tư cần nghiên cứu ưu nhược điểm của các loại móng hoặc nhờ tới sự tư vấn của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc lựa chọn loại móng phù hợp với nền đất của từng gia đình.

III. Yêu cầu kỹ thuật chung của các loại móng nhà 2 tầng

  1. Kiên cố: Móng nhà phải được thiết kế với kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực của công trình. Vật liệu làm móng và đất nền yêu cầu trong tình trạng bình thường, nền móng tốt, vật kiệu đủ cường độ và có cấu tạo hợp lý, đúng kỹ thuật.
  2. Móng ổn định: Công trình sau khi xây dựng đảm bảo móng phải lún đều trong phạm quy cho phép trong khoảng 8-10 cm, móng không trượt, gãy, nứt…
  3. Độ bền: Móng phải có độ bền vững trong suốt quá trình sử dụng căn nhà. Lớp bảo vệ móng, độ sâu của móng dưới mặt đất, vật liệu sử dụng làm móng phải có hả năng chống chịu tốt dưới tác động của nước ngầm, nước mặn, các loại xâm thực khác.
  4. Sự kinh tế: Giá thành móng thông thường sẽ chiếm từ 8 đến 10% giá trị công trình, đối với những căn nhà có tầng hầm thì móng chiếm 12 đến 15% giá trị công trình. Vì sự quan trọng của móng nhà nên cần lựa chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp, vừa đảm bảo những tiêu chí kỹ thuật, vừa tránh lãng phí.

IV. Thi công kết cấu móng nhà 2 tầng cần lưu ý những điều gì

Việc thi công xây dựng kết cấu móng nhà 2 tầng rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, độ an toàn của một ngôi nhà vì thế trong quá trình xây dựng cần lưu ý những điều sau đây.

1. Khảo sát địa chất xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu

  • Một trong những công việc đầu tiên quan trọng để thi công móng nhà là tiến hành khảo sát địa chất xây dựng nhà 2 tầng. Mọi công đoạn thi công cần được tính toán trọng tải đều căn cứ dựa trên nền địa chất thực thế này.

2. Lựa chọn phương án thiết kế thi công móng phù hợp

  • Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, đại chất thì gia chủ lựa chọn những phương án kết cấu móng nhà 2 tầng phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như đảm bảo chi phí xây dựng một cách hiệu quả.
  • Với những khu vực địa chất tốt thì khi xây nhà 1 trệt 1 lầu có thể lựa chọn móng đơn, nền đất bình thường có thể lựa chọn móng băng. Trong khi đó những công trình  nằm trên ao hồ, địa chất yếu hoặc bị lùn nền thì bắt buộc phải thiết kế kết cấu móng cóng cọc nhằm đảm bảo an toàn.

3. Thi công phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế

  • Trong quá trình thi công cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế nhằm đảm bảo tại trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình mặt khác đảm bảo chất lượng nhất định.

4. Sử dụng vật liệu xây móng nhà 1 trệt 1 lầu đúng chất lượng số lượng

  • Trong quá trình thi công móng nhà cần lựa chọn những vật liệu xây dựng đúng số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo an toàn. Như bạn đã biết móng nhà ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của công trình.
  • Các vật liệu thi công móng như sắt, thép, đá, gạch… nên sử dụng loại chất lượng đảm bảo, có độ bền cao để đảm bảo tuyệt đối chịu tải trọng.
  • Phần móng tuy không nhìn thấy nhưng lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà.

5. Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp uy tín

  • Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu vì thế giúp khách hàng vừa dễ dàng lựa chọn được một đơn vị xây dựng tuy nhiên nếu không xem xét kỹ càng lựa chọn những đơn vị nhà thầu không chuyên nghiệp, uy tín sẽ gặp nhiều phát sinh trong quá trình xây dựng.
  • Vì thế khi thiết kế xây dựng nhà cần liên hệ và hợp tác những đơn vị uy tín chuyên nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả nhất.
  • Để đánh giá uy tín của nhà thầu có thể tham khảo những dự án thực thiện trước đó, phong cách làm việc, tính pháp lý….lưu ý chi phí chỉ là một phần trong khi đó nhà là nơi để ở lâu dài vì thế đừng vội thấy chi phí quá cao mà đánh giá hay lựa chọn đơn vị khác.

 

Xem thêm >>>>> Đặc điểm các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà phố

Công Ty CP Kiến Trúc Xây Dựng TLT.COM là nhà thầu xây nhà trọn gói tphcm với nhà thầu trên 10 năm kinh nghiệm xây dựng, sửa chữa nhà phố, đội ngũ kỹ sư, kiến trúc đã từng thực hiện nhiều công trình lớn nhỏ, phức tạp. Đội ngũ thợ tay nghề cao, tuân thủ an toàn lao động, có kinh nghiệm nhiều năm. Bên cạnh đó, giá cả dịch vụ của chúng tôi cung cấp luôn tương xứng với chất lượng dịch vụ. Là một công ty xây dựng có đầy đủ giấy phép xây dựng, địa chỉ kinh doanh rõ ràng, có đầy đủ những ưu điểm của một nhà thầu xây nhà trọn gói chất lượng. Công Ty CP Kiến Trúc Xây Dựng TLT.COM sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất của các gia chủ đang có nhu cầu xây, sửa nhà hiện nay.

Kiến Trúc Xây Dựng TLT là một trong những địa chỉ xây dựng nhà phần thô đến trọn gói chất lượng giá rẻ được khách hàng tin tưởng trong nhiều năm liền, với vô số các công trình nhà phố lớn nhỏ.

Nếu như bạn cần dịch vụ xây nhà trọn gói hcm mà chưa biết nên lựa chọn địa chỉ xây dựng nào thì Kiến Trúc Xây Dựng TLT là một trong những gợi ý không thể phù hợp hơn. Đến với chúng tôi khách hàng sẽ nhận được dịch vụ với nhiều tiện ích khác nhau.

Quý vị quan tâm xin vui lòng liên hệ để được đội ngũ nhân viên, kiến trúc sư, kỹ sư của chúng tôi tư vấn miễn phí 24/7 nhé quý vị.

CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM

Điện thoại: 0976272186 | Zalo: 0917341516

Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com

Trụ sở: 82/9 Nguyễn Phúc Chu, P 15, Q Tân Bình, TPHCM

CN1: 14 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM

CN2: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức

CN3: 57- N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P. Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương

Website: https://kientrucxaydungtlt.com/

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Họ tên *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tường thạch cao và tường gạch khác nhau như thế nào?

Tường thạch cao và tường gạch khác nhau như thế nào?

Tường thạch cao có giá thành rẻ, có thể ứng dụng trong nhiều không gian. Tường gạch thì có kết...

Xem chi tiết
Nguyên tắc thiết kế cầu thang trong thi công nhà phố trọn gói

Nguyên tắc thiết kế cầu thang trong thi công nhà phố trọn gói

Nguyên tắc thiết kế cầu thang trong thi công nhà phố được xem như là bộ “xương sống” và đã...

Xem chi tiết
Xu hướng sử dụng cửa nhôm xingfa trong xây nhà trọn gói

Xu hướng sử dụng cửa nhôm xingfa trong xây nhà trọn gói

Hiện nay, cửa nhôm Xingfa đang là hệ nhôm được sử dụng phổ biến trong xây nhà trọn gói do...

Xem chi tiết
Những lưu ý khi sơn sửa nhà cuối năm

Những lưu ý khi sơn sửa nhà cuối năm

Gia chủ cần biết những lưu ý khi sơn sửa nhà cuối năm sau đây để ngôi nhà có diện mạo...

Xem chi tiết
Đổ bê tông sàn như thế nào vừa bền vừa chắc và đúng kỹ thuật

Đổ bê tông sàn như thế nào vừa bền vừa chắc và đúng kỹ thuật

Khi xây dựng ngôi nhà, xây nhà phần thô hay xây nhà trọn gói thì các hạng mục đều quan...

Xem chi tiết
Các loại móng nhà 1 trệt 1 lầu trong xây dựng mà chủ nhà nên biết

Các loại móng nhà 1 trệt 1 lầu trong xây dựng mà chủ nhà nên biết

Kết cấu móng nhà 1 trệt 1 lầu (2 tầng) nên sử dụng loại móng nhà nào hay các loại móng...

Xem chi tiết
Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt một cách hiệu quả nhất

Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt một cách hiệu quả nhất

Tường nhà bị nứt ngang không chỉ gặp ở những ngôi nhà đã cũ mà còn xuất hiện ngay cả...

Xem chi tiết
Cách kiểm tra độ sụt bê tông chính xác nhất!

Cách kiểm tra độ sụt bê tông chính xác nhất!

Khái niệm về độ sụt bê tông chắc chắn còn rất mới mẻ đối với nhiều chủ đầu tư, chính...

Xem chi tiết
Cách sơn tường cũ đẹp như thợ sơn chuyên nghiệp

Cách sơn tường cũ đẹp như thợ sơn chuyên nghiệp

Sơn lại nhà là một trong những cách dễ nhất để làm mới ngôi nhà với mức chi phí tiết...

Xem chi tiết

Tiện ích tính giá giúp quý khách hàng dự toán chi phí xây dựng cho nhà mình 1 cách nhanh chóng nhất và tương đối chính xác đến 95%. Để có báo giá chính xác và chi tiết hơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline sẽ tư vấn cụ thể và hoàn toàn miễn phí.

0976 272 186 - 0917 341 516
Gọi Điện
Gọi Điện

Chat Zalo
Chat Zalo

Chat face
Chat face