Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt một cách hiệu quả nhất
Tường nhà bị nứt ngang không chỉ gặp ở những ngôi nhà đã cũ mà còn xuất hiện ngay cả trong những ngôi nhà mới xây. Hiện tượng này thường xuyên gặp phải đối với nhà xây chịu lực bằng bê tông cốt thép. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng tường bị nứt ngang là gì? Và cách xử lý vết nứt đó như thế nào? Hãy cùng tôi tham khảo thông tin dưới đây nhé!
I. Các nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt
Khi tường nhà bị nứt, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta cần đưa ra những phương án xử lý kịp thời. Và để có một phương án xử lý phù hợp thì cần tìm rõ nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt. Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên nhân chính để gia chủ có thể tham khảo.
1. Tường nhà bị nứt do ảnh hưởng của nhiệt độ và thời tiết
- Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết hay biến đổi, nóng ẩm, mưa nhiều và khí lạnh đan xen. Khi thời tiết lạnh thì tường bị còn thời tiết nóng thì tường bị giãn ra. Chính sự co giãn đột ngột bởi thời tiết này sẽ làm tường khó thích nghi kịp và gây ra những vết nứt.
- Một trong những nguyên nhân tiếp theo đó là do nhà thi công vào thời tiết nóng bức thì nước nóng trong vật liệu bốc hơi nhanh làm cho quá trình co ngót diễn ra sớm hơn, gây ra hiện tượng nứt nhỏ ngang tường…
2. Tường nứt do các biện pháp thi công không đảm bảo
- Kỹ thuật trá không đảm bảo chất lượng, lớp vữa trát không đúng tỉ lệ, trát quá dày hoặc không đều tay… điều này có thể dẫn tới hiện tượng tường nhà bị nứt. Hoặc tình trạng bê tông đã trá ngay làm cho lớp vữa trát bên ngoài đã khô nhưng lớp vữa bên trong bị ngăn cản quá trình liên kết nên chưa khô, dẫn đến sự co rút không đều xảy ra tình trạng tường bị nứt. Vì thế có thể nói thi công xây nhà phần thô rất quan trọng là tiền về chất lượng, thẩm mỹ của công trình.
3. Xây nhà trên nền đất yếu mà hệ thống móng không được đáp ứng tốt
- Xây nhà trên nền đất yếu, không tính toán kỹ nền móng sau một thời gian hoàn thiện nhà bị lún. Do nhà lún không đều nên công trình bị biến dạng, nứt tường thậm chí việc xây nhà trên nền đất yếu không được gia cố kỹ càng có thể bị sập, nghiêng.
- Nếu nhà bị nghiêng ít thì sẽ xuất hiện những vết nứt lớp sau tối thiểu khoảng 1 năm thì nền đất và nhà đã ổn định thì những vết nứt sẽ không tăng thêm nữa. Các vết nứt thường xuất hiện ở trên tường đặc biệt là ở giữa hoặc mép cửa sổ.
4. Tường nhà bị nứt do những tác động vật lý
- Nếu bạn tác động một lực quá mạnh vào tường như dùng búa đập mạnh, đóng đinh vào tường, khoan tường,… thì cũng có thể gây nứt tường, vết nứt này thường xuất hiện ở những khu vực như mép cửa hoặc cánh cửa, khu vực đóng giá sách, kệ sách, tủ bếp…
- Bên cạnh đó, nước ta thường xuyên phải chịu những cơn bão lớn, những cơn bão này có thể gây ra những tác động vật lý như cây đổ vào nhà gây nứt tường.
5. Lăn sơn nước không đúng trình tự kỹ thuật
- Nếu dùng loại bột trét trong nhà để thi công bên ngoài thì sau thời gian ngắn sẽ xuất hiện những vết nứt ở trên những mặt tường. Ngoài ra nếu đang thi công mà trời mưa thì cũng làm giảm chất lượng bột trét từ đó ảnh hưởng đến tường sẽ gây ra tình trạng nứt tường.
- Bên cạnh đó việc lăn sơn không đúng trình tự kỹ thuật, thông thường thì phải lăn trước một lớp sơn lót rồi mới lăn 2 lớp sơn nước. Tiếp theo, phải chờ bề mặt tường thật khô ráo rồi mới lần lượt từng lớp sơn phủ. Nếu làm đúng như vậy thì tường sẽ không bị nứt.
6. Tường nhà nứt có khiến nhà sập không?
Có thể thấy những vết nứt tường thường xẩy ra ở hầu hết những ngôi nhà kể cả những ngôi nhà mới xây vẫn xảy ra tình trạng nứt tường. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi có rất nhiều nguyên nhất dưới tác động của nhiều yếu tố làm cho tường nhà bị nứt từ tác động của bên ngoài lẫn thời tiết. Và tất nhiên tường nét ít nhiều ảnh hưởng đến người sử dụng.
Ở những ngôi nhà với những vết nứt tường nhẹ như vết chân chim thì gia chủ không cần qua lo lắng bởi những vết nứt này không ảnh hưởng gì nhiều đến kết cấu của ngôi nhà tuy nhiên nó làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ gây ức chú cho người nhìn. Bên cạnh đó những vết nứt sơn trên bề mặt tường sẽ làm cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà mất đi vẻ đẹp sang trọng.
Còn đối với những trường hợp nhà bị nứt sau thì ngôi nhà không chỉ dừng lại ở việc mất thẩm mỹ mà còn nhiều hậu quả khó lường khác. Nhiều trường hợp nhà bị nứt lớn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà, gạch vữa rơi xuống, trời mưa thấm vào gây ra tính trạng thấm dốt. Nếu như vết nứt xảy ra trong một khoảng thời gian lây sẽ gây ra tình trạng nhà bị đứt gãy và nghiêm trọng nhất là sập nhà.
II. Cách xử lý khi tường nhà bị nứt
Tùy vào từng mức độ vết nứt mà đưa ra những phương án xử lý nhằm đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo thẩm mỹ của kiến trúc ngôi nhà. Theo kinh nghiệm xây nhà đẹp dưới đây là những phương pháp mà gia chủ có thể áp dụng tùy ở những mức độ khác nhau.
1. Cách xử lý đối với các vết nứt nhỏ
Đây là trường hợp cơ bản và chúng chỉ nằm ở lớp vữa chát. Chúng chỉ xuất hiện khi kỹ thuật sơn trát không đạt. Trường hợp này bạn có thể tự giải quyết mà không cần gọi thợ để tiết kiệm chi phí. Cách khắc phục như sau:
- Đục lớp hồ cũ dọc theo rãnh khe nứt chân chim trên tường.
- Làm vệ sinh sạch sẽ.
- Tưới ẩm bằng nước sạch.
- Bịt lại bằng vữa già xi măng, cát mịn.
- Đợi 7 – 10 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường.
2. Cách xử lý đối với các vết nứt lớn
Các vết nứt lớn thường lan rất nhanh, có thể làm khu vực xung quanh tường bị nứt theo vì thế khi gặp vết nứt gia chủ cần xử lý càng sớm càng tốt với những cách sau:
- Trám bằng keo Flex: Mở rộng miệng vết nứt, vệ sinh sạch sẽ rồi để khô sau đó tiếp tục dùng keo trám vết nứt và gạt phẳng. Khi kéo khô thì tiến hành mài nhẵn và sơn lại. Biện pháp này làm khi thời tiết dịu, không nắng gắp và áp dụng với những vết nứt tiếp theo.
- Trám vết nữa bằng vữa sửa chửa Monos: Làm sạch miệng vết nứt và tạo ẩm rồi dùng vữa sửa chữa Monos trát lại, làm phẳng, sau khi lớp trát khô thì sơn lạ. Các gia chủ chú ý khi thời tiết dịu, không nắng gắt và áp dụng với những vết nứt đã lâu, không còn nứt tiếp.
- Trám vết nứt bằng keo PU: Khoan lỗ, cắm kim bu lông chuyên dụng và trám kín, sau đó tiến hành sử dụng máy bơm áp lực bơm kéo từ dưới lên. Khi keo khô thì cắt kim và sơn lại, biện pháp này áp dụng với những nứt tiếp và cần khả năng chống thấm tốt.
- Quét màng đàn hồi che vết nứt: Mài và vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường sau đó dùng lưới phù hợp với vật liệu tạo màng, quét/ phun/ lăn mang 2 lớp theo phương vuông góc. Khi lớp màng đã khô thì sơn lại. Bạn có thể áp dụng phương pháp này với các vết nứt có khả năng nứt tiếp.
3. Cách xử lý các vết nứt tường sâu
- Thông thường bị nứt sau do làm sai quy trình xây dựng hoặc kỹ thuật xây dựng không đúng. Vết nứt này có thể ảnh hưởng đến lớp gạch bên trong khiến cho lớp này cũng bị nứt từ đó ảnh hưởng đến chất lượng xây nhà.
- Đối với những vết nứt tường xây bạn nên tìm đến những đơn vị thi công sửa chữa cải tạo nhà trọn gói hoặc đơn vị thi công trước đó để tiến hành kiểm tra kỹ càng và đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình.
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục tường nhà bị nứt ngang. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của vết nứt và nguyên nhân dẫn đến vết nứt, bạn có thể tự khắc phục hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của đơn vị thi công chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo chất lượng tối đa cho công trình cũng như sự an toàn cho người sử dụng.
Nếu quý khách có nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà hay bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0976272186 để được giải đáp chi tiết!
Công Ty Kiến Trúc Xây Dựng TLT .COM đã thực hiện rất nhiều những công trình sửa nhà trọn gói tại khu vực TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh thành lân cận, mỗi công trình đều đặt tất cả tâm huyết và sự nhiệt tình, luôn đưa ra những phương án xây dựng tối ưu nhất, mang lại giá trị lớn cho chủ đầu tư.
Dịch vụ sửa chữa nhà trọn gói của TLT bao gồm:
- Đập bỏ tường cũ
- Sửa chữa, cải tạo mặt tiền
- Nâng tầng, thay đổi công năng phòng
- Xây tường ngăn phòng mới, nâng cấp công năng ngôi nhà
- Cải tạo nhà vệ sinh, lắp đặt thiết bị mới
- Sửa chữa, lắp đặt lại hệ thống điện nước.
- Thay trần la phong, thạch cao.
- Chống thấm toàn bộ nhà
- Sơn nước toàn bộ nội ngoại thất
- Thay mới các thiết bị trong nhà…
Tham khảo thêm bảng giá dưới đây, gia chủ có thể tự tính toán và dự trù chi phí sửa nhà giá rẻ.: https://kientrucxaydungtlt.com/bang-bao-gia-sua-nha-tron-goi/
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý vị để mang đến những giá trị vượt trội cho quý vị.
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM.
Điện thoại: 0976272186 | Zalo: 0917341516.
Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com.
Trụ sở: 82/9 Nguyễn Phúc Chu, P 15, Q Tân Bình, TPHCM.
CN1: 14 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM.
CN2: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức.
CN3: 57- N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P. Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương.
Website: https://kientrucxaydungtlt.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Móng băng 1 phương là gì? Cấu tạo ra sao – và những lưu ý khi thi công móng băng 1 phương
Móng nhà là một phần kết cấu quan trọng chịu toàn bộ tải trọng của một ngôi nhà, nên khi xây dựng móng nhà cần phải lựa chọn kỹ lưỡng phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa chất đất. Hãy cùng kiến trúc TLT tìm hiểu móng băng 1 phương là gì? Kết cấu móng, và cách tính chi phí như thế nào qua bài viết dưới đây.
Xem chi tiếtTường thạch cao và tường gạch khác nhau như thế nào?
Tường thạch cao có giá thành rẻ, có thể ứng dụng trong nhiều không gian. Tường gạch thì có kết cấu vững chắc, thời gian dùng lâu dài nhưng chi phí thi công cao.
Xem chi tiếtNguyên tắc thiết kế cầu thang trong thi công nhà phố trọn gói
Nguyên tắc thiết kế cầu thang trong thi công nhà phố được xem như là bộ “xương sống” và đã trở thành một phần không thể thiếu của ngôi nhà. Với nhiệm vụ liên kết các tầng, giúp cho việc lưu thông, đi lại trở nên dễ dàng hơn.
Xem chi tiếtXu hướng sử dụng cửa nhôm xingfa trong xây nhà trọn gói
Hiện nay, cửa nhôm Xingfa đang là hệ nhôm được sử dụng phổ biến trong xây nhà trọn gói do tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm khá cao. Các tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp, biệt thự… đều sử dụng cửa nhôm. Mỗi dòng đều có các đặc điểm riêng tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì dòng là nổi trội hơn về mẫu mã, độ bền, tính năng…
Xem chi tiếtĐổ bê tông sàn như thế nào vừa bền vừa chắc và đúng kỹ thuật
Khi xây dựng ngôi nhà, xây nhà phần thô hay xây nhà trọn gói thì các hạng mục đều quan trọng cần phải chú ý tính toán cẩn thận về kỹ thuật, nguyên vật liệu, diện tích, biện pháp thi công. Đặc biệt là quy trình đổ bê tông móng, cột, dầm, sàn luôn được chú ý vì nó tạo kết cấu vững chắc quyết định yếu tố bền vững và thẩm mỹ cho căn nhà.
Xem chi tiếtCác loại móng nhà 1 trệt 1 lầu trong xây dựng mà chủ nhà nên biết
Kết cấu móng nhà 1 trệt 1 lầu (2 tầng) nên sử dụng loại móng nhà nào hay các loại móng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay là những câu hỏi liên quan đến quá trình thi công xây dựng nhà, biệt thự 2 tầng được nhiều gia chủ quan tâm.
Xem chi tiếtNguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt một cách hiệu quả nhất
Tường nhà bị nứt ngang không chỉ gặp ở những ngôi nhà đã cũ mà còn xuất hiện ngay cả trong những ngôi nhà mới xây. Hiện tượng này thường xuyên gặp phải đối với nhà xây chịu lực bằng bê tông cốt thép. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng tường bị nứt ngang là gì? Và cách xử lý vết nứt đó như thế nào? Hãy cùng tôi tham khảo thông tin dưới đây nhé!
Xem chi tiếtCách kiểm tra độ sụt bê tông chính xác nhất!
Khái niệm về độ sụt bê tông chắc chắn còn rất mới mẻ đối với nhiều chủ đầu tư, chính vì vậy, thông qua bài viết này Kiến Trúc Xây Dựng TLT sẽ giải thích như thế nào là độ sụt và phương pháp kiểm tra độ sụt của bê tông một cách chính xác nhất từ đó giúp công trình của bạn đảm bảo hơn về mặt chất lượng
Xem chi tiết