Mẫu nhà phố
Mẫu nhà phố tại TLT gồm tổng hợp các mẫu nhà phố 2 tầng, nhà phố 3 tầng, nhà phố 4 tầng với thiết kế kiến trúc đẹp đầy tinh tế, sang trọng. Liên hệ ngay hotline/Zalo: 0917 341 516 để nhận tư vấn miễn phí!
Có nên xây nhà tầng hầm? Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống
Có nên xây nhà tầng hầm hay không?
Việc xây nhà có tầng hầm là một giải pháp hiệu quả để tăng diện tích sử dụng, đặc biệt đối với những khu đất có diện tích hạn chế hoặc địa hình phức tạp. Xây tầng hầm mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có không ít thách thức. Để quyết định có nên xây tầng hầm hay không, bạn cần xem xét nhu cầu sử dụng, điều kiện đất đai, chi phí và các yếu tố kỹ thuật. Cùng tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ xây nhà tầng hầm, các mẫu nhà tầng hầm thịnh hành xu hướng hiện nay. Dưới đây là phân tích chi tiết giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.
Xây nhà tầng hầm có ưu điểm gì?
1 – Tăng diện tích sử dụng
Đối với những khu đất có diện tích hạn chế, tầng hầm là giải pháp tối ưu để tận dụng tối đa không gian.
Tăng diện tích sử dụng của ngôi nhà, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của gia đình.
2 – Tạo không gian sống đa năng
Tầng hầm có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: gara để xe, phòng kho, phòng giải trí, phòng làm việc hoặc có thể là phòng ngủ.
Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của gia chủ, mà vị trí tầng hầm sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
3 – Nâng tầm giá trị
Những mẫu nhà có tầng hầm sẽ mang giá trị cao hơn so với những nhà không có tầng hầm.
Tính thẩm mỹ cũng được đánh giá cao.
Các mẫu nhà tầng hầm phổ biến
1 – Mẫu nhà có tầng hầm chìm
Khái niệm:
- Tầng hầm chìm là loại tầng hầm nằm hoàn toàn dưới mặt đất.
- Nó được thiết kế để tối ưu hóa không gian và thường được sử dụng cho các phòng chức năng như: phòng ngủ, phòng wc hoặc khu vực sinh hoạt.
Điều kiện thích hợp:
- Khu vực đất vững chắc: Tầng hầm chìm yêu cầu nền đất phải ổn định và không có nguy cơ sụt lún.
- Không gian hạn chế: Tầng hầm chìm giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng trong những khu vực có diện tích đất nhỏ.
Ưu điểm:
- Tăng diện tích sử dụng
- Tạo không gian sống yên tĩnh và riêng tư
Nhược điểm:
- Xây dựng nhà tầng hầm chìm đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí lớn.
- Cần chú ý đến hệ thống thoát nước và thông gió.
Thiết kế kiến trúc
2 – Mẫu nhà có tầng hầm nổi (bán hầm)
Khái niệm:
- Đây là loại tầng hầm được xây dựng ở vị trí cao hơn mặt đất, thường chỉ một phần của nó nhô lên.
- Tầng hầm nổi hay còn được gọi là mẫu nhà bán hầm thường được thiết kế để sử dụng cho các mục đích như: gara để xe, kho chứa đồ hoặc không gian giải trí.
Điều kiện thích hợp:
- Địa hình cao ráo: Tầng hầm nổi phù hợp với những khu vực không có nguy cơ ngập úng hoặc triều cường, giúp tránh tình trạng nước tràn vào hầm.
- Mặt tiền rộng: Nhà phố có mặt tiền rộng giúp dễ dàng thiết kế lối lên xuống cho tầng hầm.
- Cần không gian để xe: Nếu gia đình cần một không gian để xe tiện lợi và dễ tiếp cận, tầng hầm nổi là lựa chọn hợp lý.
Ưu điểm:
- Tạo không gian sống thoáng đãng
- Tiết kiệm chi phí xây dựng
- Phù hợp với nhiều loại hình
Nhược điểm:
- Yêu cầu thiết kế kỹ lưỡng
- Có thể ảnh hưởng đến kiến trúc tổng thể
Thiết kế kiến trúc
3 – Mẫu nhà có tầng hầm lửng
Khái niệm:
- Tầng hầm lửng là loại tầng hầm nằm giữa tầng trệt và tầng hầm chìm, thường cao hơn một chút so với tầng hầm chìm nhưng thấp hơn so với tầng trệt.
- Loại tầng hầm này có thể được sử dụng cho các không gian như: văn phòng làm việc, phòng đọc sách hoặc không gian giải trí.
- Tầng hầm lửng thường được xây dựng ở những khu đất có độ dốc hoặc diện tích hạn chế.
Điều kiện thích hợp:
- Cần không gian linh hoạt: Tầng hầm lửng phù hợp với những gia đình muốn có thêm không gian sống mà vẫn giữ được tính thông thoáng.
- Địa hình không quá dốc: Nên xây dựng ở khu vực có địa hình bằng phẳng để dễ dàng thiết kế lối lên xuống.
- Nhà có diện tích nhỏ: Nếu diện tích đất hạn chế nhưng vẫn cần thêm không gian, tầng hầm lửng là giải pháp tối ưu.
Ưu điểm:
- Tạo điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho ngôi nhà.
- Phần nổi của tầng hầm lửng giúp thông gió và lấy sáng tự nhiên tốt hơn so với tầng hầm chìm.
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng cao.
- Yêu cầu kỹ thuật phức tạp
Thiết kế kiến trúc
Kết luận
Việc lựa chọn loại tầng hầm nào phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể của từng gia đình, điều kiện địa lý và quy định xây dựng tại khu vực đó.
Mỗi loại tầng hầm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Zalo: 0917 341 516 để nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết chính xác cho từng dịch vụ xây nhà tầng hầm.
Những yếu tố cần cân nhắc khi xây nhà tầng hầm
- Địa chất đất: Cần khảo sát địa chất đất để đảm bảo khả năng xây dựng tầng hầm.
- Chi phí xây dựng nhà tầng hầm thường cao hơn so với các tầng trên mặt đất.
- Kỹ thuật xây dựng: Đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao để đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
- Hệ thống thông gió và chiếu sáng: Cần thiết kế hệ thống gió và chiếu sáng phù hợp để đảm bảo không gian sống thoải mái.
- Hệ thống chống thấm: Cần đặc biệt chú trọng đến hệ thống chống thấm để tránh các tình trạng ngập úng.
- Quy định xây dựng: Cần tuân thủ đầy đủ các quy định xây dựng của khu vực địa phương về chiều cao, diện tích và các yêu cầu khác đối với tầng hầm.
Chi phí xây nhà tầng hầm
Tùy thuộc vào độ sâu của hệ số xây nhà mà đơn giá xây dựng nhà tầng hầm sẽ dao động từ 3.300.000 vnđ/m2 đến 7.500.000 vnđ/m2 xây dựng.
Kiến Trúc Xây Dựng TLT nhận thiết kế và thi công xây dựng nhà có tầng hầm tại các quận huyện khu vực TP.HCM và các tỉnh thành lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, …
Cách tính hệ số thi công xây nhà có tầng hầm
1 – Diện tích móng nhà
- Móng đơn: tính 30% – 40% diện tích
- Móng cọc: tính 40% – 50% diện tích
- Móng băng: tính 50% – 70% diện tích
2 – Diện tích tầng hầm
- Sâu từ 1,0m – 1,3m so với code vỉa hè thì tính 120% – 130% diện tích
- Sâu lớn hơn 1,3m – 1,5m so với code vỉa hè thì tính 140% - 150% diện tích
- Sâu lớn hơn 1,5m – 1,8m so với code vỉa hè thì tính 170% - 180% diện tích
- Sâu lớn hơn 1,8m – 2,2m so với code vỉa hè thì tính 200% diện tích
3 – Diện tích các tầng
- Diện tích tầng trệt và tầng lửng: tính 100% diện tích
- Khoảng không của tầng lửng: nếu lớn hơn 8m2 thì tính 50% và ngược lại thì tính 100% diện tích
- Ban công, tum che cầu thang: tính 100% diện tích
- Sân nhàm cổng: tính 50% diện tích
4 – Diện tích sân thượng
- Sân thượng không có giàn phẹt: tính 40% - 45% diện tích
- Sân thượng có giàn phẹt: tính 55% - 70% diện tích
5 – Diện tích mái nhà
- Mái tôn: tính 25% - 35% diện tích
- Mái BTCT: tính 35% - 50% diện tích
- Mái khung kèo lợp ngói: tinh 40% - 55 % diện tích
- Mái BTCT: tính 70% - 90% diện tích
>>> Chi phí xây dựng nhà = Diện tích * Đơn giá
Kinh nghiệm xây nhà tầng hầm đẹp & an toàn
Xây nhà có tầng hầm không chỉ giúp tối ưu diện tích mà còn nâng tầm tiện nghi cho không gian sống. Tuy nhiên, để đảm bảo tầng hầm được bền vững và an toàn, không bị thấm nước, bạn cần lưu ý những điều sau:
1 – Xác định rõ mục đích xây dựng nhà ở có tầng hầm
Bạn cần xác định tầng hầm sẽ sử dụng: gara, kho chứa đồ, không gian sinh hoạt. Điều này ảnh hưởng đến thiết kế chiều cao, hệ thống thông gió, chống thấm và chi phí xây dựng.
- Tầng hầm dùng làm gara đỗ xe: Cần có lối dốc hợp lý, chống trơn trượt.
- Tầng hầm dùng làm nhà kho: Chú ý chống ẩm, chống mối mọt.
- Tầng hầm dùng làm phòng sinh hoạt: Cần hệ thống ánh sáng và thông gió tốt, chống ồn hiệu quả.
2 – Lựa chọn độ sâu và thiết kế dốc hầm hợp lý
- Tầng hầm chìm: Chiều sâu tối thiểu là 1,5m so với mặt đất tự nhiên, có thể sâu hơn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và địa chất đất.
- Tầng hầm nổi (bán hầm): Chiều sâu tối đa là 1,5m so với mặt đất tự nhiên.
- Tầng hầm lửng: Chiều sâu tùy thuộc vào thiết kế cụ thể, có thể kết hợp cả phần chìm và phần nổi.
>>> Chiều sâu của tầng hầm thường từ 1,5m – 3,5m tùy theo công năng và quy định xây dựng. Liên hệ hotline tư vấn: 0917 341 516 để được hỗ trợ chi tiết.
- Độ dốc hầm không nên quá 15 – 20% để đảm bảo xe lên xuống dễ dàng và tránh trơn trượt.
- Lắp rãnh thoát nước ở chân dốc để tránh đọng nước khi trời mưa.
3 – Hệ thống chống thấm – Yếu tố quan trọng nhất
Tầng hầm nằm dưới mặt đất nên rất dễ bị thấm nước, vì vậy cần:
- Sử dụng bê tông chống thấm kết hợp với phụ gia chống thấm
- Thi công màng chống thấm hoặc nhựa đường ở tường và sàn
- Hệ thống thoát nước ngầm và bơm hút nước để ngăn ngập úng khi mưa lớn
4 – Đảm bảo hệ thống thoát nước và thông gió
- Ống thoát nước phải có độ dốc phù hợp để tránh ứ đọng.
- Lắp đặt quạt thông gió và hệ thống lọc không khí để giảm độ ẩm, tránh bí bách.
- Lắp đèn LED hoặc sơn tường tone màu sáng để giúp không gian tầng hầm thông thoáng hơn.
5 – Chọn nhà thầu xây dựng uy tín & Giám sát thi công chặt chẽ
Xây nhà tầng hầm đòi hỏi phải có kỹ thuật chuyên môn và kinh nghiệm cao. Vậy nên bạn cần lựa chọn nhà thầu uy tín để đảm bảo:
- Thi công đúng tiêu chuẩn, tránh lún nứt
- Kết cấu móng và tường chịu lực tốt
- Chống thấm hiệu quả, tránh sửa chữa về sau.
Để hiểu rõ hơn về các mẫu nhà có tầng hầm và đơn giá xây nhà, vui lòng liên hệ ngay đến chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết chính xác.
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM
- VPĐD: 14 Yên Thế, P.2, Q.Tân Bình, HCM
- CN1: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Thủ Đức
- CN2: 57-N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P.Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương
- CN3: Số nhà 68, hẻm 1, tổ 3B, Khu phố Hương Phước, P.Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai
- CN4: Đường Dk4A A - KP3A Phường Thới Hoà - TP. Bến Cát - Bình Dương
- Hotline: 0976272186 | Zalo: 0917341516
- Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com
- Website:https://kientrucxaydungtlt.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có nên xây nhà tầng hầm? Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống
Xây nhà tầng hầm – Nâng tầm tiện nghi cho không gian sống. TLT nhận thiết kế và thi công nhà tầng hầm, giải pháp hiệu quả cho nhà phố hiện nay. Dưới đây là thông tin chi tiết, bạn có thể xem thêm.
Xem chi tiết