Cẩm nang xây dựng
Móng cọc là gì? Giải đáp phương pháp tính toán thi công – Phân Loại – Kết cấu móng cọc
Xây dựng một ngôi nhà an toàn và kiên cố đòi hỏi phải có nền móng vững chắc. Trong đó, móng cọc là loại móng cực kỳ phổ biến thường được dùng để xây dựng nhà phố đảm nhận chức năng chịu lực toàn bộ ngôi nhà.
Thông qua bài viết này, sẽ giải thích cho bạn hiểu móng cọc là gì?, các loại móng cọc, ưu nhược điểm và cách ứng dụng của chúng.
XEM NHANH
Móng cọc là gì?
Móng cọc là loại móng có mà toàn bộ dàn móng bao gồm đài móng, đà, dầm, sàn móng đều nằm bên trên đầu cọc. Cọc thường được làm từ bê tông cốt thép hay cọc cừ tràm. Chúng được đóng, ép sâu xuống đất hoặc khoan nhồi bê tông cốt thép xuống đất để chịu tải trọng và ổn định các cấu trúc khác ở phía trên nó, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của toàn bộ công trình.
Móng cọc thường được sử dụng kết hợp với đài cọc và nhóm cọc (hoặc 1 cọc) để phân bố đều tải trọng từ công trình xuống các cọc. Hơn nữa, móng cọc còn được thấy trong các công trình có kết cấu lớn và được dùng trên nền đất yếu. Những nơi có sạt lỡ, đất lún sụt cần ổn định để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho công trình.
Các loại móng cọc phổ biến trong xây dựng nhà ở hiện nay
Hiện nay, có 2 loại móng cọc khác nhau, được lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện địa chất, tải trọng công trình và chi phí xây dựng từ đó lựa chọn loại móng phù hợp:
Móng đài thấp
Móng đài thấp là móng có đài cọc nằm dưới mặt đất được đặt như sau: Đặt móng cho lực ngang của móng sao cho cân bằng với áp lực đất theo độ sâu tối thiểu đặt móng. Và các cọc của móng chịu hoàn toàn lực nén.
Móng đài cao
Móng đài cao là loại móng có đài cọc nằm cao hơn so với mặt đất, chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao cọc. Nó sẽ chịu cả 2 tải trọng nén và uốn.
Các nguyên vật liệu dùng làm móng cọc
Móng cọc được làm từ nhiều loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng khác nhau:
CHẤT LIỆU | ĐẶC ĐIỂM |
Bê tông cốt thép | Đây là loại móng phổ biến được sử dụng nhiều nhất trong xây nhà ở. Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt. Cọc được cấu tạo từ 1 khung thép và đổ 1 lớp bê tông trụ dài từ 4 đến 6m. |
Cọc gỗ | Thường làm từ gỗ cứng như gỗ căm xe, tràm, bạch đàn. Móng này chi phí thấp, dễ thi công. Thích hợp những nơi có nền đất yếu, bùn đất và sạt lỡ cao. Tuy nhiên cọc gỗ độ bền không cao, dễ bị mối mọt tấn công. |
Cọc khoan nhồi | Móng cọc khoan được tạo ra bằng cách khoan lỗ sâu xuống đất trước khi đưa cọc vào. Sau đó, trực tiếp đổ bê tông tươi vào lỗ khoan và đặt cốt thép bên trong. Thích hợp cho nền đất yếu. |
Cọc ma sát | Loại cọc này giúp truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với các loại đất xung quanh. Cọc được định hướng đến 1 độ sâu nhất định mà sức ma sát có thể phát triển ở phía trên cọc bằng với tải trọng đến trên cọc. |
Cấu tạo móng cọc
Móng cọc bao gồm hai bộ phận chính là đài cọc và cọc:
- Đài cọc: Đài cọc là phần chuyên dùng để liên kết các cọc lại với nhau, phân bố tải trọng của cả công trình lên các cọc, giúp ngôi nhà của bạn thêm vững chắc hơn.
- Cọc: Đây là phần có chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng và thi công tại chỗ vào nền đất nhằm cố định kết cấu cơ sở hạ tầng, đảm bảo công trình không bị nghiêng, lệch, hay sụt lún.
Khi nào thì nên sử dụng móng cóc
Trước khi tiến hành chọn và thi công móng bạn cần khảo sát và xem xét điều kiện đất đai, địa hình có phù hơp hay không? Dưới đây là một số trường hợp phổ biến nên sử dụng móng cọc trong xây dựng nhà ở:
- Khi đào đất không thể đào đến độ sâu mong muốn do nền đất kém.
- Hệ thống kênh rạch, ao hồ xung quanh công trình xây dựng.
- Khu vực đất có mực nước ngầm cao.
- Khu đất xây dựng có đất nền yếu, mềm, nhiễm mặn.
- Công trình chịu tải trọng lớn như nhà cao tầng, chung cư, nhà xưởng.
- Có tải trọng nặng và không thống nhất từ cấu trúc thượng tầng áp dụng.
- Khu vực có địa hình phức tạp khó thi công các loại móng khác.
- Khu vực gần bờ biển hay lòng sông mà nền đất có khả năng thay đổi.
Quy trình thi công móng cọc tại kiến trúc xây dựng TLT
Quy trình thi công móng cọc tại kiến trúc xây dựng TLT gồm các bước sau:
- Chuẩn bị mặt bằng: San lấp mặt bằng, thi công cọc chống, đào hố móng.
- Đóng hoặc khoan cọc: Sử dụng máy ép cọc hoặc máy khoan để đóng, khoan cọc xuống nền đất.
- Cắt cọc: Cắt cọc theo đúng thiết kế.
- Liên kết cọc: Liên kết các cọc với nhau bằng dầm ngang hoặc đài cọc.
- Làm đài cọc: Thi công đài cọc, phân bố đều tải trọng từ công trình xuống các cọc.
Kết luận: Bất kể bạn xây dựng nhà phố trọn gói, xây nhà thô hay thi công xây dựng biệt thự cũng cần có một nền móng vựng chắc để chịu toàn bộ tải trọng của căn nhà. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và tìm kiếm một nhà thầu uy tín thi công xây dựng ngôi nhà cho bạn.
Công ty cp kiến trúc xây dựng với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng hơn 10 năm sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình thi công xây dựng nhà ở. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận báo giá móng cọc trong gói xây nhà trọn gói hay biệt thự hoặc liên hệ qua số hotline theo thông tin sau để được hỗ trợ trực tiếp.
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM
- Điện thoại: 0976272186 | Zalo: 0917341516
- Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com
- Trụ sở: 82/9 Nguyễn Phúc Chu, P 15, Q Tân Bình, TPHCM
- CN1: 14 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM
- CN2: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức
- CN3: 57- N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P. Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương
- Website: https://kientrucxaydungtlt.com/
Những câu hỏi thường gặp khi thi công móng cọc
- Tuổi thọ móng cọc bao lâu?
Tùy thuộc vào chất liệu cọc, điều kiện chất lượng thi công, mà mỗi loại móng sẽ có tuổi thọ khác nhau. Móng cọc bê tông cốt thép có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm nếu thi công đúng cách và đảm bảo chất lượng tốt.
- Làm sao kiểm tra chất lượng móng cọc
Có nhiều phương pháp kiểm tra chất lượng móng cọc: bằng sóng siêu âm, bằng tải trọng, hoặc bằng mắt thường. Vậy nên bạn cần thuê đơn vị thi công uy tín để kiểm tra chất lượng móng cọc.
- Tôi nên sử dụng móng cọc nào để xây nhà của tôi?
Lựa chọn móng cọc phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tải trọng công trình, điều kiện địa chất, chi phí xây dựng. Bạn nên tham khảo ý kiến của kỹ sư xây dựng để lựa chọn loại móng cọc phù hợp cho công trình nhà của bạn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Những kinh nghiệm khi sửa nhà chung cư 2024
Những căn hộ chung cư được xây dựng theo một khuôn mẫu nhất định. Vì vậy, cho dù là căn...
Xem chi tiếtTư vấn xây nhà 2 tầng 600 triệu đầy đủ tiện nghi 2024
Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, mỗi hộ gia đình đều mong muốn sở hữu một không...
Xem chi tiếtPhương án xây nhà 2 tầng tiết kiệm chi phí
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng. Việc xây dựng một ngôi...
Xem chi tiếtChi phí xây nhà 2 tầng 2024 – Kiến trúc xây dựng TLT
Hiện nay, những mẫu nhà 2 tầng không chỉ phổ biến ở các khu vực thành thị, thị trấn, thị...
Xem chi tiếtNên hay không chọn dịch vụ xây nhà trọn gói tại Bình Dương?
Xây nhà là một trong bốn công việc được cho là quan trọng nhất cuộc đời của mỗi người. Ngôi...
Xem chi tiếtCó nên sử dụng dịch vụ sửa nhà năm 2023 hay không?
Dịch vụ sửa nhà trọn gói là một trong những dịch vụ phổ biến, đã không còn xa lạ với...
Xem chi tiếtTổng hợp những phương án thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Nhà vệ sinh là một trong những không gian đóng vai trò quan trọng trong không gian nội thất. Đặc...
Xem chi tiếtNhững lưu ý cần biết khi sửa nhà nâng tầng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia chủ lựa chọn phương án sửa chữa cải tạo nhà cửa...
Xem chi tiếtPhân biệt các loại nhà cấp 1 – 2 – 3 – 4 – nhà tạm
Đối với những ai có nhu cầu xây dựng nhà cửa thì việc nhận biết được các loại nhà ở tại...
Xem chi tiết