Kiến thức xây dựng
Đặc điểm các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà phố
Móng nhà là bước thi công đầu tiên trong xây dựng nhà, đây cũng là bộ phận quan trọng của căn nhà, giúp cho căn nhà đứng vững, không sụt lún, nghiêng…Hiện nay có nhiều loại móng phổ biến trong xây dựng nhà phố trọn gói như: móng cọc, móng băng, móng bè, móng đơn, móng nông và móng sâu…
Tuy nhiên, đối với xây dựng nhà phố thì móng cọc, móng đơn và móng băng là 2 loại móng được sử dụng phổ biến nhất, tùy vào kết cấu căn nhà, địa hình, tình trạng đất mà sử dụng loại móng phù hợp.
Móng nhà là bộ phận nằm ngầm dưới mặt đất và là bộ phận cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nhà ở. Đây cũng chính là bộ phận quan trọng chịu tải trọng của công trình dựa vào các yếu tố như: tính chất của đất nền, độ cao và tải trọng của công trình mà người ta tính toán độ sâu của nền móng so với mặt đất.
Yêu cầu kỹ thuật chung của các loại móng nhà trong xây dựng nhà phố
- Kiên cố: Móng nhà phải được thiết kế với kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực của công trình. Vật liệu làm móng và đất nền yêu cầu trong tình trạng bình thường, nền móng tốt, vật kiệu đủ cường độ và có cấu tạo hợp lý, đúng kỹ thuật.
- Móng ổn định: Công trình sau khi xây dựng đảm bảo móng phải lún đều trong phạm quy cho phép trong khoảng 8-10 cm, móng không trượt, gãy, nứt…
- Độ bền: Móng phải có độ bền vững trong suốt quá trình sử dụng căn nhà. Lớp bảo vệ móng, độ sâu của móng dưới mặt đất, vật liệu sử dụng làm móng phải có hả năng chống chịu tốt dưới tác động của nước ngầm, nước mặn, các loại xâm thực khác.
- Sự kinh tế: Giá thành móng thông thường sẽ chiếm từ 8 đến 10% giá trị công trình, đối với những căn nhà có tầng hầm thì móng chiếm 12 đến 15% giá trị công trình. Vì sự quan trọng của móng nhà nên cần lựa chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp, vừa đảm bảo những tiêu chí kỹ thuật, vừa tránh lãng phí.
Vì móng chịu lực tác động của toàn bộ căn nhà và được chôn sâu dưới lòng đất, vì vậy từ những khâu xây dựng nhà phố đầu tiên cần chuẩn xác, cẩn thận, đúng yêu cầu kỹ thuật để tránh những sai sót sau này. Nếu sau khi hoàn tất xây dựng nhà mới phát hiện những lỗi về cường độ và tính ổn định của móng thì rất khó để sửa chữa và hao tổn kinh phí lớn.
Ưu và nhược điểm của tùng loại móng trong xây dựng nhà phố
Loại móng băng trong xây dựng nhà phố
Móng băng có cấu tạo chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng bên dưới cột sẽ tạo thành một vành đai liên kết các chân cột. Móng băng được tạo thành từ BTCT, gồm móng băng một phương và móng băng hai phương, chúng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc là móng kết hợp.
Ưu điểm móng băng
- Đảm bảo truyền tải trọng công trình xuống đều cho các cọc bê tông bên dưới.
- Giảm áp lực lên đáy móng.
- Móng băng là sự lựa chọn hợp lý trong những trường hợp không thể sử dụng móng đơn.
- Móng băng phân bố lực, giúp chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột
- Đối với những công trình quá lớn nhưng được xây dựng trên nề xấu thì móng băng là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Nhược điểm móng băng
- Móng băng là loại móng nông, chiều sâu móng nhỏ hơn các loại móng khác dẫn đến tính ổn định về lật, trượt móng kém hơn.
- Lớp đất phía bên trên có sức chịu tải không lớn nên thường sử dụng cho các công trình quy mô nhỏ.
- Đối với trường hợp mực nước mặt nầm sâu thì thi công móng băng khá phức tạp, cần tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ thi công.
- Khi thi công trên nền đất địa với chất bùn yếu, không ổn định thì nên sử dụng phương án móng cọc.
Móng cọc trong xây dựng nhà phố
Móng cọc là loại móng rất phổ biến, sử dụng nhiều cho các công trình có tải trọng lớn hoặc công trình xây dựng trên nền đất yếu. Móng cọc được chia làm 2 loại là móng cọc chống và móng cọc ma sát. Dựa vào vật liệu sử dụng, móng cọc cũng được chia làm 2 loại là móng cọc tre gỗ và móng cọc bê tông.
- Móng cọc chống: Dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn. Cọc sẽ được đóng tới lớp đất rắn và truyền tải trọng lên đó. Nền móng cọc không chống bị lún hoặc lún đều trong phạm vi cụ thể cho phép.
- Móng cọc ma sát: Sử dụng trong trường hợp lớp đất rắn quá sâu, cọc ma sát truyền tải trọng vào đất thông qua ma sát giữa đất và bề mặt cọc.
- Móng cọc tre gỗ: Giá rẻ, dễ sản xuất và thi công. Tuy nhiên, đầu cọc không được nhô lên trên mực nước ngầm thấp nhất để tránh bị mục.
- Móng cọc bê tông: Sử dụng cho các công trình tải trọng lớn, độ bền cao, không phụ thuộc vào mực nước ngầm.
Ưu điểm móng cọc
- Cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông từ 30-40% hạ giá thành móng cọc được 35%.
- Giúp tuổi thọ và độ tin cậy công trình cao.
- Phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc BTCT cổ điển.
- Có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn nhờ momen uốn nứt lớn.
- Chuyển vị khi cuốn cọc nhỏ hơn nhiều lần so với cọc cổ điển đo được ứng lục trước.
Nhược điểm móng cọc
- Chiều sâu móng cọc chỉ đạt trung bình khoảng từ 10 đến 60m
- Tiết diện trung bình thường từ 20X20 đến 45×45 đối với cọc vuông và D25 – D70 cho cọc tròn.
- Móng cọc thường sử dựng cho công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thường từ 40T- 400T/ 1 cọc.
Móng bè trong xây dựng
Móng bè thuộc loại móng nông, sử dụng chủ yếu ở nơi có đất nền yếu, kháng nén yếu, hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi, nhà chịu kết cấu lực lún không đều.
Ưu điểm móng bè:
- Sử dụng tốt cho các công trình có lớp địa chất tốt, dày, ổn định.
- Nhờ móng được chôn nông nên thời gian thi công nhanh, ít tốn chi phí.
- Sử dụng tốt nhất tại những khu vực có mật độ xây dựng thấp, chịu tác dụng hai chiều khi gần các công trình lân cận.
Nhược điểm:
- Dễ bị lún, không đều, lệch, khi bị lún hoặc lệch thì rất khó sửa chữa về vị trí ban đầu do momen đàn hồi kém, giảm tuổi thọ công trình.
- Chỉ áp dụng với một số địa chất và địa hình nhất định.
- Chiều sâu đặt móng bè nông nên có thể dẫn đến những tình trạng như độ ổn định do tác động thoát nước ngầm, động đất, mưa gió, lụt… không cao. Vì vậy trước khi bất tay vào thi công xây dựng, chủ đầu tư cần nghiên cứu ưu nhược điểm của các loại móng hoặc nhờ tới sự tư vấn của các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc lựa chọn loại móng phù hợp với nền đất của từng gia đình.
Móng đơn
Móng đơn thuộc loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột kế nhau có thể chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ trên mặt đất và có dạng hình chữ nhật, vuông hoặc tròn. Móng đơn có thể là móng mềm, cứng hoặc kết hợp. Móng đơn giúp tiết kiệm chi phí nhất
Ưu điểm móng đơn: Móng đơn giúp tiết kiệm chi phí, đối với nhà biệt thự thì móng đơn nằm phía dưới cột trụ.
Nhược điểm: Sử dụng nhiều cho cột nhà dân dụng hoặc công nghiệp. Chỉ nên dùng trong những trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không quá lớn. Khi gặp trường hợp chịu tải trọng lớn cầm mở rộng đáy móng thì phải tăng cả chiều dài và chiều sâu chôn móng.
Với mỗi loại móng có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào những địa hình khác nhau mà có lựa chọn các loại móng phù hợp để vừa có kết cấu căn nhà vững chắc vừa tiết kiệm chi phí.
Quý khách có nhu cầu xây nhà trọn gói TPHCM, xây nhà trọn gói Bình Dương, xây nhà trọn gói Biên Hòa Đồng Nai, sửa chữa nhà ở vui lòng liên hệ công ty chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn phương án tốt nhất và hoàn toàn miễn phí.
>>> Xem thêm: Xây nhà phần thô TPHCM, Sửa nhà trọn gói giá rẻ TPHCM
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM
Điện thoại: 0976272186 | Zalo: 0917341516.
Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com.
Trụ sở: 82/9 Nguyễn Phúc Chu, P 15, Q Tân Bình, TPHCM.
CN1: 14 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM.
CN2: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức.
CN3: 57- N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P. Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương.
Website: https://kientrucxaydungtlt.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tổng hợp những phương án thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Nhà vệ sinh là một trong những không gian đóng vai trò quan trọng trong không gian nội thất. Đặc...
Xem chi tiếtPhân biệt các loại nhà cấp 1 – 2 – 3 – 4 – nhà tạm
Đối với những ai có nhu cầu xây dựng nhà cửa thì việc nhận biết được các loại nhà ở tại...
Xem chi tiếtCó những hình thức xây dựng nhà phố nào hiện nay
Công Ty Cp Kiến Trúc Xây Dựng TLT chuyên cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô,...
Xem chi tiếtKhái niệm hoàn công nhà ở – Thủ tục hoàn công nhà ở
Khái niệm hoàn công nhà ở Hoàn công nhà ở hay hoàn công xây dựng được hiểu là thủ tục...
Xem chi tiếtĐặc điểm các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà phố
Móng nhà là bước thi công đầu tiên trong xây dựng nhà, đây cũng là bộ phận quan trọng của...
Xem chi tiếtNhững lưu ý khi lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô
Vật liệu xây dựng phần thô là một thành phần quan trọng quyết định đến độ bền vững cho kết...
Xem chi tiết9 bước chuẩn bị gia chủ cần biết trước khi xây nhà phố
Dịch vụ xây nhà phố trọn gói tiện ích hiện nay đang được hầu hết các chủ đầu tư chọn...
Xem chi tiếtNhững công đoạn khi xây dựng nhà phần thô?
Xây nhà phần thô là gì? Những công đoạn nào khi xây dựng nhà phần thô? Xây nhà phần thô...
Xem chi tiếtKinh nghiệm xây nhà giá rẻ
Kinh nghiệm xây nhà giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng Xây nhà giá rẻ không chỉ...
Xem chi tiết