Kiến thức xây dựng
Tổng hợp những phương án thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Nhà vệ sinh là một trong những không gian đóng vai trò quan trọng trong không gian nội thất. Đặc thù của nhà vệ sinh là được lắp đặt các đường ống và các thiết bị dùng nước nên rất dễ bị thấm nếu không có biện pháp chống thấm hiệu quả ngay từ đầu.
Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng tần suất sử dụng nhà vệ sinh rất thường xuyên. Vì vậy, quy trình chống thấm nhà vệ sinh cần được chú trọng để đảm bảo được chất lượng, độ bền của công trình, không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người dùng và đảm bảo tính thẩm mỹ.
XEM NHANH
1. Những điều cần biết khi chống thấm nhà vệ sinh
Hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh xảy ra thường xuyên, đặc biệt là đối với các công trình xử lý chống thấm không đảm bảo và vào mùa mưa. Những điểm thường gây thấm dột là từ chân tường, lỗ thoát sàn, phần nối các ống nước ngầm trong tường hoặc dưới sàn, các chi tiết chạy xuyên sàn, bồn tắm,…
Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh thường gặp như sau
- Quá trình sinh hoạt trong phòng vệ sinh luôn cần sử dụng nước, điều này khiến nhà vệ sinh có nguy cơ rò rỉ nước. Nước bị rò rỉ sẽ thấm qua các mạch gạch và tồn đọng dưới sàn bê tông.
- Sau một khoảng thời gian sử dụng, sàn nhà vệ sinh bị bong do thi công không đúng kỹ thuật, tạo nên các khe hở và nước theo các khe hở này thấm qua.
- Nhà vệ sinh luôn có hệ thống ống thoát nước âm tường, âm sàn. Vì vậy, khi hệ thống ống nước bị hỏng hóc dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ thấm qua tường, sàn.
- Quy trình chống thấm nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, không chống thấm hoặc chống thấm không triệt để dẫn đến hiệu quả không cao.
- Quy trình thiết kế và lắp đặt hệ thống ống nước sai kỹ thuật dẫn đến tình trạng nước bị tràn ra thấm xuống sàn, nền nhà vệ sinh.
- Kết cấu sàn bê tông thi công không đạt tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng sụt lún, thấm nước.
- Điều kiện thời tiết mưa nhiều, nước mưa thấm vào tường nhà, sân thượng, tầng mái, cũng có ảnh hưởng đến công trình dẫn đến tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng.
1.2. Tác hại của việc nhà vệ sinh bị thấm dột
Việc thấm dột nhà vệ sinh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà, làm ngôi nhà trở nên xuống cấp nhanh hơn.
Việc nhà vệ sinh bị thấm dột thường xuyên gây nên sự bất tiện và thiếu an toàn trong các hoạt động thường ngày, tạo môi trường cho dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, việc thấm dột nhà vệ sinh cũng làm tốn thời gian, công sức, chi phí sửa chữa khắc phục.
1.3. Cần làm gì để xử lý chống thấm đạt kết quả tốt nhất
Để quy trình xử lý chống thấm đạt được kết quả như mong muốn đồng thời có thể xử lý triệt để và hiệu quả nhất, các gia chủ cần liên hệ công ty xây dựng uy tín và có chuyên môn cao hoặc liên hệ công ty xây dựng trước đó đến bảo hành, kiểm tra ở những vị trí sau đây:
- Vị trí cống thoát nước sàn: Cần kiểm tra thật kỹ ở vị trí này bởi đây là vị trí rất dễ phát sinh thấm dột. Nếu việc thi công miệng cống không đảm bảo kỹ thuật nước thải hoàn toàn có thể thấm vào tường, gây ra thấm dột và hư hỏng công trình.
- Nền nhà vệ sinh: Đây là vị trí thường xuyên xảy ra thấm dốt nhất bởi sàn nhà vệ sinh thường được lát bằng gạch. Nếu quá trình thi công không đảm bảo được độ kín và độ dốc để thoát nước thì việc nước len vào các mạch gạch gây thấm dột là điều hiển nhiên.
- Hệ thống đường ống âm tường, âm sàn: Đường ống bị nứt, rò rỉ ở đoạn giao giữa các mối nối cũng là một trong những nguyên nhân chính gây thấm dột.
- Tường bao quanh và sân thượng: Nước mưa tồn đọng trên sân thượng, nước mưa thấm từ bên ngoài qua chân tường do điều kiện thoát nước không đảm bảo và quy trình chống thấm không hiệu quả. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền của căn nhà.
1.4. Nên xử lý chống thấm tốt ngay từ khi xây dựng
Nhà tắm – nhà vệ sinh là môi trường sử dụng nước và các loại chất tẩy rửa thường xuyên. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng cần thực hiện biện pháp chống thấm đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời sử dụng các sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh chất lượng cao để đảm bảo cho quá trình sử dụng về sau không bị ảnh hưởng bởi việc thấm dột đồng thời đảm bảo chất lượng công trình.
Việc chống thấm nhà vệ sinh sẽ rất đơn giản nếu công trình mới thi công nhưng nếu quá trình này thực hiện không tốt thì sau này chống thấm lại sẽ cực khó và tốn kém chi phí. Nếu thực hiện đúng quy trình để khắc phục thấm dột nhà vệ sinh- nhà tắm hiệu quả đòi hỏi thợ sửa nhà phải tháo toàn bộ các thiết bị trong nhà vệ sinh và đục nền- tường gây tiếng ồn, bụi bặm, mất thời gian, bất tiện cho sinh hoạt và tốn nhiều kinh phí.
Xem thêm: DỊCH VỤ SỬA NHÀ TRỌN GÓI
2. Các biện pháp chống thấm nhà mang lại hiệu quả cao hiện nay
2.1. Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng sika latex
Sika là vật liệu chống thấm cao cấp được sử dụng khá phổ biến hiện nay để chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh nhờ ưu điểm nổi trội như:
- Khả năng thẩm thấu trên bề mặt tường tốt, liên kết tạo màng bề mặt vĩnh cửu, hiệu quả, bền vững, tối ưu.
- Thi công nhanh, dễ quét, không cần pha thêm nước
- Không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe.
- Tồn tại được trong mọi điều kiện môi trường kể cả khắc nghiệt nhất.
- Ngăn ngừa vết rạn nứt hiệu quả.
- Sử dụng được cho nhiều loại bề mặt.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh – nhà tắm bằng sika Latex
Bước 1: Dọn dẹp và vệ sinh mặt bằng: Dọn sạch các chướng ngại vật và các ụ bê tông gạch, vôi vữa còn dư thừa ngay sau khi xây dựng xong phần thô căn nhà, sử dụng máy đánh mài bàn chải để làm sạch bề mặt nhà vệ sinh nhằm đảm bảo hiệu quả chống thấm cao nhất.
Nếu là công trình cũ cần tháo dỡ các thiết bị trong nhà vệ sinh tùy thuộc vào nguyên nhân thấm dột. Sử dụng bàn chải sắt vệ sinh mặt bằng, sau đó dùng vòi nước phun lên bề mặt nhà vệ sinh để rửa sạch, đồng thời cung cấp nước cho bề mặt sàn hút nước bảo hòa, không nên cung cấp dư thừa nước gây ứ đọng.
Bước 2: Tiến hành chống thấm sàn nhà tắm, nhà vệ sinh:
- Trộn theo tỷ lệ 1 lít latex – 4 lít nước – 4 kg xi măng để tạo thành hồ dầu kết nối. Với khối lượng trên có thế sử dụng được cho tầm 4m2 sàn. Tùy theo diện tích bề mặt sử dụng mà có thể trộn ít hoặc nhiều.
- Sử dụng bay hoặc chổi trát hỗn hợp hồ dầu trên lên trên bề mặt sàn cần chống thấm cho đều và kín toàn bộ bề mặt.
- Đợi lớp đầu tiên khô thì quét tiếp lớp thứ 2, mỗi lớp có độ dày tầm 1mm, trét phủ đều bề mặt, trét tối thiểu 2 lớp.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu:
Sau khi lớp trát khô hoàn toàn tiến hành phun nước vào mặt sàn và ngân khoảng 24h để kiểm tra sàn có bị thấm dột hay không. Nếu có thì cần tiến hành quét lại như bước 2. Sau khi nghiệm thu xong thì tiến hàng lãng vữa nhằm bảo vệ lớp chống thấm tốt nhất.
2.2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng cách sử dụng màng chống thấm
Màng chống thấm là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến với các ưu điểm nổi bật như:
- Không bị tác động boier thời tiết, tiến độ thi công nhanh.
- Khả năng chống thấm tối ưu với lớp màng chống thấm dày từ 3-5mm.
- Giúp tuổi thọ công trình chống thấm cao.
Vật liệu cần chuẩn bị trước khi chống thấm gồm: Tấm trải màn nhựa bitum, máy khò, đèn khò khí gas, Primer gốc Bitum và các dụng cụ khác như: chổi sắt, cọ lăn , bay…
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm
Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng:
Cần làm sạch và đảm bảo mặt bằng thi công sạch, không có bụi bẩn, xử lý phẳng các khu vực lồi lõm.
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh:
- Dùng đèn khò khí gas để làm sàn nhà nóng lên.
- Quét lên trên 1 lớp lót bằng Primer gốc bitum.
- Dùng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải nhựa bitum để chúng chảy lỏng đều ra sau đó dính xuống sàn. Đốt tấm trải nhựa chảy lỏng đến đâu thì tiến hành lăn màng đến đó.
- Quá trình thi công cần dán kỹ hoặc sử dụng gioăng trương nở quấn quanh cổ ống nhằm tránh thấm nước. Đảm bảo vị trí tiếp giáp sàn và chân tường được khít thì cần dán cao lên chân tường tầm 15-20cm.
- Cuối cùng tiến hành trát xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.
Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu:
Đợi lớp chống thấm khô hoàn toàn thì ngấm thử nước 24h để kiểm tra lại chất lượng công trình và nghiệm thu.
2.3.Chống thấm tường nhà, nhà vệ sinh, nhà tắm bằng sơn chống thấm
Phương pháp sử dụng sơn chống thấm là một phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay với các ưu điểm như:
- Không cần khò nóng, thời gian khô nhanh chóng.
- Dễ thi công, thời gian thi công nhanh.
- Chịu mài mòn, độ bền cao, khả năng kháng kiềm và chống chịu nước mặn tốt.
- Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Chuẩn bị vật liệu:
- Sơn chống thấm hoặc chất chống thấm.
- Xi măng, máy trộn vữa bê tông
- Các dụng cụ thi công gồm: cọ, lăn sơn, chổi sắt, bay…
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm
Bước 1: Sàn cũ: Vệ sinh sàn bằng cọ ráp hoặc chổi sắt, đảm bảo mặt bằng sạch sẽ, không có bụi, các vết nứt được mài sạch và trám lại bằng bột bả.
Sàn mới: Nên tiến hành chống thấm sau khi đổ sàn được 1 tháng, sử dụng máy thổi bụi làm sạch kỹ bề mặt, xử lý các khu vực lồi lõm, làm ẩm sàn bằng nước sạch.
Bước 2: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh:
- Trát bo góc chân tường cho đều bằng hỗn hợp cát và xi măng.
- Tiến hành pha hỗn hợp sơn chống thấm + vữa xi măng + cát theo tỷ lệ hưỡng dẫn trên bao bì, trộn đều thành dạng sệt.
- Dùng bay để trát hỗn hợp lên mặt sàn, cần phủ đều và kỹ, đặc biệt ở những bị trí như cổ ống dẫn xuyên sàn.
- Cách 2-3 giờ sau tiến hành quét lớp thứ 2, định mức 1,8kg-2kg/m2 cho 2 lớp quét, độ dày màng tiêu chuẩn từ 1-1,2mm. Lớp sau nên quét theo chiều vuông góc với lớp trước để tránh mọt khí.
Bước 3: Kiểm tra, nghiệm thu:
Đợi lớp chống thấm khô hoàn toàn thì tiến hành thử nước trong 24 giờ và nghiệm thu công trình.
Trên đây là những điều cần biết về chống thấm nhà vệ sinh và các phương pháp chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh phổ biến nhất hiện nay. Để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất, ngay từ đầu các gia chủ nên lựa chọn công ty xây dựng cung cấp các dịch vụ xây dựng uy tín, chất lượng, có chuyên môn kỹ thuật cao để chống thấm tốt ngay từ đầu, tránh trình trạng phải chống thấm lại sau một thời gian sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng công trình.
Công Ty CP Kiến Trúc Xây Dựng TLT.COM là công ty xây dựng tại Biên Hòa Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương, Long An và các tỉnh thành lân cận. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ sửa nhà trọn gói tphcm, xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô… luôn đảm bảo các bước thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình cao nhất.
Thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY CP KIẾN TRÚC XÂY DỰNG TLT.COM
Điện thoại: 0976272186 | Zalo: 0917341516.
Email: kientrucxaydungtlt8688@gmail.com.
Trụ sở: 82/9 Nguyễn Phúc Chu, P 15, Q Tân Bình, TPHCM.
CN1: 14 Yên Thế, P.2, Q. Tân Bình, TPHCM.
CN2: 200/78/19 Bưng Ông Thoàn, P. Phú Hữu, Tp. Thủ Đức.
CN3: 57- N9, KDC Đất Mới, KP Tân Phúc, P. Tân Bình, Dĩ An, Bình Dương.
Website: https://kientrucxaydungtlt.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tổng hợp những phương án thi công chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả
Nhà vệ sinh là một trong những không gian đóng vai trò quan trọng trong không gian nội thất. Đặc...
Xem chi tiếtPhân biệt các loại nhà cấp 1 – 2 – 3 – 4 – nhà tạm
Đối với những ai có nhu cầu xây dựng nhà cửa thì việc nhận biết được các loại nhà ở tại...
Xem chi tiếtCó những hình thức xây dựng nhà phố nào hiện nay
Công Ty Cp Kiến Trúc Xây Dựng TLT chuyên cung cấp dịch vụ xây nhà trọn gói, xây nhà phần thô,...
Xem chi tiếtKhái niệm hoàn công nhà ở – Thủ tục hoàn công nhà ở
Khái niệm hoàn công nhà ở Hoàn công nhà ở hay hoàn công xây dựng được hiểu là thủ tục...
Xem chi tiếtĐặc điểm các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà phố
Móng nhà là bước thi công đầu tiên trong xây dựng nhà, đây cũng là bộ phận quan trọng của...
Xem chi tiếtNhững lưu ý khi lựa chọn vật liệu xây dựng phần thô
Vật liệu xây dựng phần thô là một thành phần quan trọng quyết định đến độ bền vững cho kết...
Xem chi tiết9 bước chuẩn bị gia chủ cần biết trước khi xây nhà phố
Dịch vụ xây nhà phố trọn gói tiện ích hiện nay đang được hầu hết các chủ đầu tư chọn...
Xem chi tiếtNhững công đoạn khi xây dựng nhà phần thô?
Xây nhà phần thô là gì? Những công đoạn nào khi xây dựng nhà phần thô? Xây nhà phần thô...
Xem chi tiếtKinh nghiệm xây nhà giá rẻ
Kinh nghiệm xây nhà giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng Xây nhà giá rẻ không chỉ...
Xem chi tiết